HÃY CÙNG CHÚNG TÔI TÌM HIỂU NHÉ!
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Thành phần và tính chất lý hóa học của mật ong
Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% cacbonhidrat (đường glucoza, đường fructoza, sacaroza), các vitamin như B1, B2, B6, E, K, C, tiền vitamin A, acid folic. Ngoài ra còn chứa nhiều vi chất, mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất. Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều loại axít và men tiêu hóa.
Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hoá) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, và
những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch.
Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống ôxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.
Thành phần hóa học của mật ong
- Fructose: 38,2% - Glucose: 31,3% - Sucrose: 1,3%
- Maltose: 7,1%
- Water: 17,2%
- Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
- Tro: 0,2%
- Các chất khác: 3,2%
- Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78. Khối lượng riêng của mật ong là 1,36 kg/lít (nặng hơn nước 36%)
***Loài ong làm mật như thế nào?
Loài ong đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Chúng hỗ trợ cho sự thụ phấn của các loại cây. Đặc biệt, chúng luôn làm ra mật. Mật là yếu tố chính trong thực phẩm của ong, đặc biệt là trong mùa đông vì loài ong nghỉ đông, cần ở trong tổ để trú rét. Mùa xuân và mùa hè là mùa muôn hoa đua nở, vì vậy nguồn mật lúc này rất phong phú. Cho nên, những chú ong thợ bắt đầu ra ngoài lấy mật.
Chúng sẽ chọn những bông hoa to và tươi nhất để hút mật bằng đầu lưỡi. Lúc này, đầu lưỡi của loài ong đóng vai trò như một cái thìa hút chất ngọt ở phần đáy những tán hoa sẽ theo lưỡi chảy vào trong dạ dày ong. Những con ong thợ hút hết bông này đến bông khác cho đến khi dạ dày chúng đựng đầy, bụng căng lên thì mới thôi.
Thu thập mật hoa gian khổ như vậy, nhưng công việc làm mật hoa thành mật ong cũng không hề dễ dàng. Đầu tiên, chúng nhả chất ngọt hút được từ bông hoa vào trong một lỗ trống của tổ mình. Đến khi trời tối, chúng lại tiến hành điều chế chất ngọt hút được trong dạ dày của chính mình rồi sau đó chúng sẽ nhả ra, và lại nuốt vào. Chúng cứ lập đi lặp lại
động tác này đến lúc chúng cảm thấy mật đã đủ ngọt hơn và thơm hơn thì thôi.
Để làm cho mật của mình mau khô, hàng trăm nghìn chú ong thợ còn phải quạt cánh không ngừng, sau đó cất mật ong đã khô vào kho, đậy nắp nến lên trên để cất giữ lại đến mùa đông để dùng làm thức ăn.
***Cách nhận biết mật ong thật giả
Mật ong giả là loại mật ong đã bị hoà lẫn với các loại: nước đường, muối ăn, đạm hoá học, tinh bột, đường mạch nha... Mật ong chính hiệu đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm, có các màu trắng, vàng nhạt hay hồng nhạt, trông rất trong.
- Bạn hãy múc một ly nước trong rồi lấy chiếc đũa nhúng vào chai mật ong, cho nhỏ một giọt vào ly nước, nếu giọt mật rơi ngay xuống đáy ly là thật.
- Bạn cũng có thể thử bằng cách khác: nhỏ một giọt lên tờ giấy trắng, rồi cầm nghiêng tờ giấy, nếu mật ong không chảy là thiệt. Mật ong chính hiệu sẽ thấm vào giấy rất chậm, còn loại giả thì chỉ vừa phết lên giấy là đã thấm ướt ngay.
- Bạn hãy dùng một que tre sạch khuấy đều lên. Nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đùng đục hiện lên, còn mật chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
- Bạn hãy dùng chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi, sợi kéo dài thì sẽ đứt, nếu bị đứt mà nó co lại thành hình cục tròn thì đấy là loại hảo hạng. Loại này, khi sợi kéo lên mà chảy xuống thì sẽ xếp nếp hình chóp.
- Mật ong nguyên chất thì khuấy thấy rất mềm, thò ngón tay vào không thấy cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thì thấy tan rất nhanh. Còn mật ong “chế biến ma” thì khi khuấy có cảm giác cưng cứng, đưa ngón tay vào day day thì thấy có cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng nếm thấy tan rất khó.
- Mật ong nguyên chất thì khi nhấm có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm, ngọt nhưng không ngấy. Còn mật ong giả thì độ ngọt và mùi thơm đều nhạt, có thể có mùi lạ, khi nuốt thấy có cảm giác vương vướng ở cổ.
***Lưu ý khi dùng mật ong:
- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất.