Single Content

CHÚ CUỘI VÀ CHỊ HẰNG CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Chú Cuội và Chị Hằng là những nhân vật trong truyện cổ tích của Việt Nam. Truyện kể về chú Cuội là một người nông dân nghèo, sống ở một làng quê ven rừng. Chú Cuội rất chăm chỉ, hiền lành nhưng lại rất ham chơi. Một hôm, chú Cuội đốn cây đa để lấy củi, vô tình làm rụng trúng đầu một ông lão. Ông lão đã đưa chú Cuội lên cung trăng và trở thành người hầu cận của Chị Hằng.

Cũng có chuyện kể rằng: Câu chuyện kể về một chàng trai tên Cuội, do ham chơi mà để mất cây thuốc quý, dẫn đến tai họa. Sau đó, Cuội được chị Hằng cứu lên cung trăng.

HoneyLand còn tìm thêm được sự tích về chị Hằng và sự tích về chú Cuội, cả nhà đọc thêm thử nhé, cũng thú vị lắm đó:

Sự tích chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng 
trai tài gái sắc này.


Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
 

Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng

 

“Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thời cầm bút cầm nghiên

Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa”

 

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đãvẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.


Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp l
ấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....

(Nguồn: https://ngotoc.vn/Van-hoa-Doi-song/su-tich-ve-chi-hang-nga-va-chu-cuoi-cung-trang-132.html  ) 

Câu chuyện về chú Cuội và Chị Hằng đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Đây là một câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khuyên răn con người phải biết hiếu thảo với cha mẹ, phải biết yêu thương và chăm sóc cây cối.

Quay trở lại câu hỏi ban đầu, thì quan điểm của HoneyLand sau khi đọc các tích, thì câu chuyện về chú Cuội và Chị Hằng có thể là có thật hoặc không. Tuy nhiên, dù là có thật hay không thì câu chuyện này vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam.

Cũng có một số ý kiến của người dân Việt Nam về câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng rằng:

  • Câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng là có thật: Có nhiều người tin rằng câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng là có thật. Họ cho rằng, câu chuyện này được truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên chắc chắn phải có một cơ sở thực tế nào đó.

  • Câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng là không thật: Có nhiều người tin rằng câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng là không thật. Họ cho rằng, câu chuyện này là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của người dân Việt Nam.

Dù là có thật hay không thì câu chuyện chú Cuội và Chị Hằng vẫn là một câu chuyện được yêu thích của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam và  trở thành một phần của văn hóa Việt Nam, thể hiện những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

  • Vậy trong dịp Trung Thu 2023 năm nay, hãy cùng nhau kể chuyện về các sự tích này, cùng nhau ăn bánh, uống trà, tặng quà yêu thương. Và Mật Ong cũng là một trong những món quà thú vị bởi sự ngọt ngào và tính hữu dụng đấy, chẳng hạn như một số các dòng mật ong HoneyLand mà các khách hàng thường đặt vào dịp Trung Thu, Lễ Tết, cùng tham khảo với HoneyLand nhé!

Đầu tiên HoneyLand gửi đến bạn chính là Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Thảo Dược HoneyLan thu hoạch tại vùng núi Tây Bắc từ các loại hoa: táo mèo, chè dây, chân chim, xuyến kết hợp không khí lạnh giúp mật ong có vị ngọt vừa, thơm nhẹ và nhiều dưỡng chất.

Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Thảo Dược HoneyLand - Hương thơm nhẹ nhàng nhiều dưỡng chất

Tiếp đến là HoneyLand xin giới thiệu Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Sú Vẹt Biển HoneyLand dòng sản phẩm rất đặt biệt, là loại mật duy nhất được khai thác từ cây rừng mọc ngoài biển, hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên vừa sạch tự nhiên, vừa tốt cho sức khoẻ của con người, vừa mang lại cảm giác yên tâm cho người sử dụng.

Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Sú Vẹt Biển HoneyLand - Mật ngọt của biển

Nếu như mật ong hoa rừng Tây Nguyên HoneyLand hay Mật ong hoa Nhãn HoneyLand có hương vị thơm nồng, thì Mật ong hoa rừng Ngập Mặn HoneyLand lại có vị đằm khá đặc biệt và lại vượt trội hẳn về hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng muối khoáng tự nhiên rất cao.

Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Ngập Mặn HoneyLand - Tinh hoa mũi Cà Mau

Và rồi tiếp đây bạn sẽ có thêm một vài lựa chọn nữa khi mua làm quà đó là Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Cỏ Điện Biên HoneyLand , được thu hoạch từ vùng hoa tự nhiên như dã quỳ, hoa ban, hoa đào dại, hoa ngũ sắc...tại tỉnh Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Mật ong có vị thơm ngon, ngọt dịu, có màu hổ phách như khí trời thanh khiết tại vùng núi nơi đây.

Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Cỏ Điện Biên HoneyLand - Hương vị Tết Đoàn Viên

Cuối cùng là Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Sơn La HoneyLand, với vị ngọt thanh, không bị gắt cổ, mùi hương nhẹ nhàng, Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Sơn La HoneyLand có màu hổ phách mang nhiều chất dinh dưỡng cần thiết có thể hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, bổ sung vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Mật Ong Thiên Nhiên Hoa Rừng Sơn La HoneyLand - Ngọt thanh núi rừng Tây Bắc Bộ

HoneyLand chúc bạn sẽ có những giây phút chuyện trò thật vui và cùng nhau chia sẻ những món quà yêu thương ngọt ngào vào dịp Trung Thu 2023 này nhé!

𝐇𝐎𝐍𝐄𝐘𝐋𝐀𝐍𝐃 - 𝐌Ậ𝐓 𝐎𝐍𝐆 𝐕À 𝐓𝐇Ự𝐂 𝐏𝐇Ẩ𝐌 𝐁Ả𝐎 𝐕Ệ 𝐒Ứ𝐂 𝐊𝐇𝐎Ẻ

Đặt hàng số lượng lớn/ liên kết kinh doanh sỉ lẻ/ nhà phân phối. Vui lòng liên hệ:

Tầng 5, Tòa nhà SongDo, 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: 02 866 814 606

Mail: honeyland.tg@gmail.com

Web: www.honeylands.com.vn

Để lại bình luận

Sale

Không sẵn có

Hết hàng