Con bị cận thị, ba mẹ lo lắng, tìm hiểu về các loại cận thị thường gặp và cách điều trị hỗ trợ
Tật khúc xạ nói chung ,cận thị nói riêng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới hiện nay. Rối loạn thị giác này có thể nặng hơn theo thời gian. Ngoài việc gây suy yếu thị lực, cận thị có thể làm thay đổi cấu trúc của mắt, khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh về mắt trong tương lai. Người bị cận thị nên biết cách phân biệt các dạng cận thị khác nhau để có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Tật khúc xạ cận thị là gì? là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi người cận thị nhìn vật ở xa thường phải nheo mắt.
2. Triệu chứng của bệnh cận thị
Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:
- Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa;
- Thường xuyên nheo mắt;
- Nhức đầu do mỏi mắt;
- Khó nhìn thấy vào ban đêm.
Thông thường cận thị có thể được phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh (cận thị học đường hay cận thị bẩm sinh). Đặc biệt, các dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em như sau:
- Khi xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được;
- Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc;
- Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được;
- Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn;
- Hay cúi gần nhìn sách;
- Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa;
- Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ;
- Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt;
- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa....
3. Phân loại cận thị
3.1. Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)
Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị. Nguyên nhân cận đơn thuần do mắt thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần ,nơi làm việc-học tập thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu . Cận thị đơn thuần thường do chế độ làm việc và di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.
3.2. Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)
Nguyên nhân là do sơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis), do tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, do đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.
3.3. Cận thị giả (Pseudo Myopia)
Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.
3.4. Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)
Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn. Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt. Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.
4. Cận thị có chữa được không?
Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính gọng hoặc khính orth-k (kính áp tròng đêm ) Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ (3-6 tháng /1 lần) để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.
Bài viết được tham khảo từ Vinmec.
Song song quá trình chữa trị, ba mẹ đừng quên bổ sung thêm dưỡng chất OMEGA369 để bé nhanh phục hồi và duy trì thị lực tốt nhé!
Omega 369 + Tinh Dầu Thông Đỏ - Giải Pháp Toàn Diện Cải Thiện Chức Năng Trí – Thị - Tim
Nói đến Omega369, thì đây là các axit béo có lợi cho sức khỏe. Cả 3 loại Omega này đều là những chất béo không bão hòa, và mang trong mình nhiều liên kết nối đôi. Trong đó, Omega 3 và 6 là những chất béo mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được. Riêng đối với Omega 9, cơ thể vẫn có thể tự tổng hợp tuy nhiên khả năng tổng hợp không cao. Do đó, việc kết hợp cả 3 loại Omega này lại với nhau giúp chúng ta bổ sung một cách dễ dàng và đầy đủ dưỡng chất nhất khi cần thiết.
Omega 369 của Honeyland có một số tính năng #vượt_trội so với các sản phẩm omega khác:
có chứa dầu hạt lanh Canada, tinh dầu thông đỏ, tinh dầu hoa anh thảo
Công dụng:
- Giúp bổ sung chất chống oxy hóa
- Giảm cholesterol trong máu
- Hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
- Hỗ trợ cải thiện thị lực
Liên Hệ Honeyland để tham khảo thêm nhiều dòng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác nữa nhé !
𝐇𝐎𝐍𝐄𝐘𝐋𝐀𝐍𝐃 - 𝐌Ậ𝐓 𝐎𝐍𝐆 𝐕À 𝐓𝐇Ự𝐂 𝐏𝐇Ẩ𝐌 𝐁Ả𝐎 𝐕Ệ 𝐒Ứ𝐂 𝐊𝐇𝐎Ẻ
Đặt hàng số lượng lớn/ liên kết kinh doanh sỉ lẻ/ nhà phân phối. Vui lòng liên hệ:
Tầng 5, Tòa nhà SongDo, 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
02 866 814 606
Mail: honeyland.tg@gmail.com
Web : www.honeylands.com.vn
Để lại bình luận